Nhập trạch là gì? Nên kiêng kỵ gì vào ngày nhập trạch

Đối với những người dân Việt Nam từ xưa, lễ nhập trạch là nghi lễ truyền thống khi chuyển nhà mới trong mỗi gia đình. Với mong muốn đem đến sự may mắn và thịnh vượng, gia chủ cần lưu ý và kiêng kị gì khi thực hiện lễ nhập trạch.

Nghi lễ nhập trạch được coi là ngày chuyển vào nhà mới của gia chủ
Nghi lễ nhập trạch được coi là ngày chuyển vào nhà mới của gia chủ

1. Nhập trạch là gì?

Khái niệm: Nhập trạch được coi là nghi lễ cổ truyền của người Việt. Vào dịp năm hết Tết đến, nhiều gia đình sẽ chuyển đến nhà mới. Thường sẽ lấy một số nguyên liệu như gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới), hay đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu...).

Ý nghĩa của lễ nhập trạch: Theo dân gian, mỗi vùng đất đều có một vị thần cai quản. Lễ nhập trạch được coi là lễ thông báo cho các vị thần đó rằng gia đình bạn sẽ tời sống, mong các vị thần sẽ phù hộ để gia định hạnh phúc, ấm no.

Đồng thời, gia chủ cũng mượn lễ nhập trạch để thờ cúng thổ địa tại nhà cũ, xin phép để chuyển họ đến nhà mới để tiếp tục phù hộ.

Vậy gia chủ nhập trạch lấy ngày là gì? Đối với những gia đình chưa dọn về nhà mới ở những muốn cúng nhập trạch để có giờ đẹp, ngày đẹp, thì gia chủ cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo đúng ý nghĩa của ngày lễ nhập trạch.

>>Xem thêm: Công thức đổi ngày dương sang ngày âm

Gia chủ nên là người trực tiếp thực hiện lễ nhập trạch
Gia chủ nên là người trực tiếp thực hiện lễ nhập trạch

2. Quy trình thực hiện làm lễ nhập trạch

Khi thực hiện lễ nhập trạch, gia chủ cần có sự chuẩn bị như xem ngày tốt, chuẩn bị đồ cúng, mâm cúng, soạn văn khấn, làm lễ nhập trạch,...Tùy theo vùng miền, lễ nhập trạch sẽ được thực hiện theo những quy chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là quy trình bao gồm 3 bước cơ bản:

Bước 1: Để bếp than củi vào nhà, để ở lối cửa chính, mở hết các cửa đồng thời mở hết các đèn sáng trong nhà lên. Gia chủ sẽ bưng bát hương thờ Thổ Công và đi qua bếp than củi, gia chủ bước chân trái qua trước, những người ở sau cũng làm như vậy. Những đồ vật tiếp theo sau là chiếu nằm, bếp gas, chổi quét nhà, muối, gạo, nước…

Bước 2: Gia chủ sắm lễ để dâng gia tiên và Thổ Công, mâm cúng gồm có:

+ Ngũ quả: Lựa chọn trái cây theo mùa, ít hoặc nhiều hơn 5 quả, phải thật tươi ngon và đẹp mắt.

+ Hương hoa: Lọ hoa tươi cúng nhà mới như hoa hồng, cúc, ly,.. đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, và 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo và nước.

+ Mâm cơm cúng: Nếu là mâm cỗ mặn: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm, 1 trứng vịt, gà luộc,.. Nếu là mâm cơm chay thì gồm có rau củ xào, canh rau củ, đậu hủ, chè, bánh kẹo,.. 

Lưu ý khi bày lễ lên, gia chủ cần chọn hướng đẹp và thắp hương khấn lễ. Đọc văn khấn gồm 2 bài, một cho Thần linh và một cho gia tiên, sau cùng là châm bếp nấu nước. Trong quá trình đung nước, chỉ cần đun từ 5 - 10 phút, với ý nghĩa là khai bếp, pha trà và dâng nước cho Thổ Công và Gia Tiên, cùng với những vị khách đầu tiên vào nhà.

Bước 3: Thu dọn lễ sau khi hoàn tất, gia chủ ngủ lại 1 đêm tại nhà mới là hoàn thành xong thủ tục nhập trạch lấy ngày. Đây được coi như là thủ tục thần linh chứng giám sự có mặt của gia chủ trong nhà mới. Như vậy, bạn có thể dọn đồ đạc và ngày mà bạn dự tính chuyển.

3. Những điều nên kiêng kỵ khi thực hiện lễ nhập trạch

+ Tuyệt đối không để thai phụ thực hiện nghi lễ này vì sẽ vi phạm đến thần thai. Nếu bắt buộc phải chuyển thì nên dùng chổi mới quét lên mọi đồ đạc;

+ Trường hợp mượn tuổi dọn nhà thì nên tránh tuổi Dần, được coi là hung dữ và không tốt cho nghi lễ nhập trạch;

+ Gia chủ nên nán lại ngủ một hôm nếu như chưa thể về ở ngay, tượng trưng cho việc là nhà đã có người và hoàn tất lễ cúng mới;

+ Dựa theo tuổi của chủ nhà để chọn giờ và ngày chuyển cho chính xác, yếu tố này thiên về phong thủy và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ hơn;

+ Nên đích thân chủ nhà là người chuyển sang nhà mới;

+ Gia chủ nên là người đi đầu cầm lễ cúng bái, những người còn lại sẽ theo sau;

+ Nên chọn thời gian thực hiện nghi lễ là vào buổi sáng, trưa, chiều, tránh buổi tối;

+ Gia chủ cần đọc thêm văn khấn thần linh, bạn sẽ cần đọc thêm văn khấn cáo yết gia tiên;

+ Tùy theo địa phương mà sẽ có những phong tục khác nhau cần tuân theo.

Đối với việc dành cho lễ nhập trạch dành cho nhà thuê, nhà trọ, bạn cũng nên thực hiện 

Trên đây là những thông tin liên quan đến lễ nhập trạch mới nhất, cập nhật đến những gia chủ có quan tâm về nghi thức này.

Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

nhập trạch là gìNgày nhập trạch là gìCúng nhập trạch

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.