Ưu và nhược điểm của trần nhựa? Các lưu ý khi lắp trần nhựa

Trần nhựa có vai trò che chắn, nâng đỡ đồng thời còn góp phần vào tô điểm cho thẩm mỹ của ngôi nhà. Với đa dang vật liệu cũng như kiểu dáng, cùng xem ưu và nhược điểm của mỗi loại cũng như các loại trần nhựa phổ biến nhất hiện nay.

Trần nhựa có những ưu và nhược điểm nhất định
Trần nhựa có những ưu và nhược điểm nhất định

1. Ưu và nhược điểm của trần nhựa

Khái niệm: Trần nhựa được làm từ nhựa PVC kết hợp cùng các chất phụ gia tạo độ dai và khả năng chống cháy, cách nhiệt cho sản phẩm. Ngoài ra, trần nhựa còn có nhiều chức năng khác như chống nóng, chống tiếng ồn, khả năng chống nước cùng trọng lượng nhẹ, rất dễ dàng trong thi công và di chuyển.

Ưu và nhược điểm của trần nhựa

- Ưu điểm

+ Khả năng chống nóng tốt: Khả năng chống nóng của trần nhựa lên đến 90%, được nhiều gia chủ sử dụng từ trước;

+ Cách âm, chống thấm: Nhựa PVC có khả năng chống thấm và cách âm tốt;

+ Trọng lượng nhẹ: So với những loại trần như trần gỗ, thì trần nhựa với kết cấu đơn giản và khối lượng nhẹ hơn rất nhiều, dễ dàng vận chuyển và không gây áp lực lên kết cấu công trình.

+ Nhiều kiểu dáng và mẫu mã, giúp gia chủ thoải mái lựa chọn để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

+ Độ bề cao: Tuổi thọ lên đến 10 năm, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng

+ Giá thành rẻ hơn với những loại trần khác.

- Nhược điểm:

+ Tuy đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng, song trần nhựa kém sang hơn loại vật liệu khác

+ Về màu sắc chỉ có thể lựa chọn những màu có sẵn

+ Trần nhựa dễ bị bám bụi, hoặc dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài, làm mất thẩm mỹ.

Có bao nhiêu loại trần phổ biến hiện nay?

+ Trần nhựa thông thường: Với tên gọi khác là trần không xốp, được sản xuất theo công nghệ sản xuất trần nhựa hiện đại Đài Loan. Với khả năng chịu nước, chịu nhiệt tốt cùng khả năng không bị cong vênh, mối mọt, mục nát,..tuy vậy không có khả năng chống nóng, cách nhiệt.

+ Trần nhựa cách nhiệt: Có kết cấu có một lớp xốp cách nhiệt ở phía trên và được chia thành 2 loại là xốp 5cm và xốp 8cm. Là loại trần cao cấp có khả năng chống nóng, cách nhiệt, cách âm rất tốt, giúp cho không gian bạn luôn mát mẻ vào mùa hè. Tuy nhiên, loại trần nhựa có giá cao hơn trần nhựa thông thường, và mức giá sẽ thay đổi theo độ dày của xốp.

2. Lưu ý gì khi lựa chọn thiết kế trần nhà

+ Tìm hiểu vật liệu làm trần từ đầu: Tùy theo phong cách và kiến trúc của ngôi nhà mà gia chủ sẽ thiết kế trần nhà cho phù hợp. Sự chuẩn bị này sẽ giúp cho tổng thể ngôi nhà được hài hòa và thẩm mỹ hơn, nâng cao tiện nghi cho không gian của căn phòng

+ Quan tâm tới độ bền của nguyên vật liệu: Trần vừa có tác dụng che chắn, bảo vệ ngôi nhà, vừa mang yếu tố thẩm mỹ cực cao. Vì vậy, khi lựa chọn trần nhà, gia chủ cần cân nhăc các yếu tốt như chống thầm, chống ồn, chống nóng, cùng vật tư và các loại phụ gia phải thân thiện và an toàn với con người. 

+ Quan tâm đến trình độ của đội ngũ thi công: Tay nghề của mỗi nhà thầu là khác nhau, việc của bạn là chọn đúng đội ngũ thi công có năng lực và trình độ cao, thực hiện đúng các quy chuẩn để đảm bảo chất lượng cho công trình, tránh làm nhanh và làm ẩu.

Quá trình thi công trần nhựa đúng chuẩn khoa học và kỹ thuật
Quá trình thi công trần nhựa đúng chuẩn khoa học và kỹ thuật

3. Hướng dẫn các bước thi công trần nhựa chuẩn khoa học và kỹ thuật

Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt trần nhựa

Để phát huy đủ những công năng như cách âm, cách nhiệt và tính thẩm mỹ, thì gia chủ phải lựa chọn chính xác vị trí muốn đặt trần. Ví dụ như đối với mái tôn hay mái Fibro xi măng thì khoảng cách giữa đỉnh mái và trần là 1,5m, đối với mái bê tông sẽ có khoảng cách tối thiểu là 0,5m.

Bước 2: Lắp khung xương trần nhựa

Đầu tiên, cố định phào nẹp vào 4 bức tường bằng đinh vít, tiếp tục dùng khoan hoặc búa đóng đinh thép cố định cho phào lên tường, đảm bảo khoảng cách lỗ đinh phải nhỏ hơn 50cm để giữ vững chắc cho phào trần.

Tiếp đến là treo khung trần bằng dây thép 1.5 - 2.0 để treo khung trần lên cách xà gỗ mái bằng dây thép chuyên dụng, đối với mái bê tông thì dùng khoan và treo Fat 2 lỗ trên mặt bàn.

Lưu ý khoảng cách giữa các xương tối thiểu là 2m - 3m/ 1 xương ngang và có xương chống từ mài trần xuống để với mặt bằng thi công rộng.

Bước 3: Cố định tầm trần nhựa

Đo chiều rộng của mặt bằng sau đó dùng dao chuyên dụng cắt tầm trần nhựa vào khung xương. Bạn có thể dùng dây thép hoặc đinh vít cố định tấm trần nhựa để các hèm khóa ăn khớp với nhau để tạo độ chắc chắn và an toan của trần.

Trên đây là những thông tin về ưu, nhược điểm cùng các lưu ý và quy trình lắp trần nhựa đúng kỹ thuật, hy vọng hữu ích đối với tất cả các bạn.

Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

trần nhựaSo sánh trần nhựa và trần thạch cao

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.