Toàn bộ quy trình xây nhà nên biết

Xây nhà là việc trọng đại đối với bất cứ gia đình nào. Là tài sản tích góp lâu năm mới có được, ai ai cũng mong muốn ngôi nhà mà mình xây dựng nên sẽ đạt chuẩn chất lượng và lý tưởng nhất. Dưới đây, chúng tôi đem tới cho bạn toàn bộ quy trình xây nhà để phần nào giúp bạn tạo nên một căn nhà hoàn thiện nhất có thể.

Xây nhà trải quá 3 giai đoạn: chuẩn bị, thi công và hoàn thiện
Xây nhà trải quá 3 giai đoạn: chuẩn bị, thi công và hoàn thiện

Quy trình xây nhà từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành sẽ trải qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công và giai đoạn hoàn thiện.

1. Giai đoạn chuẩn bị 

Những yếu tố cần chuẩn bị trong giai đoạn này bao gồm kiến thức có liên quan đến việc xây nhà, đất xây, thủ tục pháp lý, kinh phí, kế hoạch thi công, nhà thầu và nguyên vật liệu.

Kiến thức về quy trình xây nhà: Bạn có thể tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như người thân, bạn bè, những người có kinh nghiệm xây nhà trước đó. Hoặc trên những trang báo mạng có uy tín về lĩnh vực này. Đây là bước quan trọng giúp cho bạn trang bị được những kiến thức cơ bản về quá trình này để hiểu rõ hơn về cách thức quản lý chi phí, quy trình vận hành cũng như biết được người thi công đang xây dựng ngôi nhà của bạn như thế nào.

Chuẩn bị mặt bằng: Dựa trên hai yếu tố để lựa chọn khu đất xây nhà: Phong thủy và vị trí. Phong thủy là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà của người Việt Nam từ trước đến nay. Chọn phong thủy chính là chọn hướng nhà, hướng đất hợp với cung mệnh gia chủ. Điều này theo quan niệm của người xưa sẽ giúp chủ nhà làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào, mọi việc suôn sẻ hơn. Bên cạnh phong thủy, yếu tố về vị trí như giao thông, hạ tầng xung quanh, an ninh và diện tích của khu đất để chọn lựa khu đất có những điều kiện tốt nhất.

Thủ tục pháp lý: Một bước không thể bỏ qua trong quá trình này chính là đảm bảo pháp lý của khu đất. Bạn phải xin giấy phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền tại địa phương trước khi xây dựng bất cứ công trình nào trên khu đất của mình. Theo như quy định hiện hành thì giấy phép sẽ được cấp trong vòng từ 18 - 28 ngày nếu bạn nộp đủ những giấy tờ xin phép xây dựng.

Dự trù được kinh phí: Đây là yếu tố quyết định đến ngôi nhà của bạn sẽ như thế nào. Tất nhiên, luôn phải để mọi thứ nằm trong khả năng tài chính của mình, bạn phải tính toán được khoản chi phí cố định, chi phí phát sinh thêm. Lời khuyên cho bạn là nên lập kế hoạch các khoản chi tiêu càng cụ thể càng tốt. Tham khảo mức giá trên mọi nguồn và lấy thông tin trực tiếp từ những người cũng đang xây nhà để có dự trù chính xác nhất có thể. 

Một số loại chi phí như xin giấy phép xây dựng, phá dỡ nhà cũ, khảo sát mặt bằng, thiết kế hồ sơ thi công, giám sát, xây thô và hoàn thiện nhà,.. cùng những chi phí mềm khác (như đô thị, PCCC, an toàn lao động, thanh tra xây dựng,..)

Lên bản vẽ mặt bằng chi tiết giúp ích rất nhiều trong quá trình thi công
Lên bản vẽ mặt bằng chi tiết giúp ích rất nhiều trong quá trình thi công

Thiết kế mặt bằng: Bạn nên lên bản vẽ mặt bằng càng chi tiết càng tốt như: số tầng, số phòng, các thông số kỹ thuật, kết cấu theo đúng nhu cầu và mong muốn của gia đình bạn.

Kế hoạch thi công: Lên kế hoạch thi công cụ thể và khoa học về ngày động thổ, ngày làm nhà, ngày đổ mái, nên dựa trên những điều kiện khác nhau để có thể lựa chọn được ngày giờ tốt mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Đồng thời, việc lập kế hoạch sẽ hỗ trợ cho việc thi công có bài bản và hiệu quả hơn.

Lựa chọn nhà thầu uy tín: Để lựa chọn một nhà thầu có đủ năng lực nên dựa trên những yếu tố sau: các công trình đã làm qua trước đó, xem xét đội ngũ, cam kết của nhà thầu,.. để đưa ra cái nhìn khách quan về năng lực của chủ thầu. Sau khi nhắm đến được nhà thầu bạn tin tưởng, cân nhắc đến những gói thầu mà nhà thầu đưa ra. Nên so sánh mức giá theo m2 và trên tổng hợp đồng, những dịch vụ và vật liệu đi kèm trong gói đó. 

Chuẩn bị vật tư: Nguyên liệu vật tư sẽ dựa trên yếu tố của nhà thầu. Nếu như bạn chọn nhà thầu xây dựng nhà trọn gói thì nhà thầu sẽ cung cấp vật tư theo những yêu cầu của bạn. Còn nếu trường hợp bạn chọn gói xây nhà thô thì bạn phải trực tiếp mua vật tư và giám sát thi công. Tùy theo mặt bằng bạn có rộng hay không để tập kết vật tư tại chỗ hoặc có thể tập kết từng đợt theo từng giai đoạn thi công. Với trường hợp này, bạn nên nhờ người có kinh nghiệm tư vấn những loại vật tư với giá thành phải chăng để đảm bảo chất lượng cho ngôi nhà của bạn.

Chọn gói thầu phù hợp để nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng ngôi nhà
Chọn gói thầu phù hợp để nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng ngôi nhà

2. Giai đoạn thi công

Thi công phần thô: Phần thô được hiểu là phần sườn của ngôi nhà: Móng nhà, tường bao, sàn nhà, hệ thống điện, nước,.

Quy trình xây nhà: Đây là giai đoạn chính của quy trình xây nhà. Ở bước này sẽ phụ thuộc vào gói thầu bạn lựa chọn mà có những sự khác biệt nhất định.

  • Gói thầu trọn gói: Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm tất cả những công việc có liên quan đến việc xây dựng dựa trên thiết kế, và yêu cầu mà chủ nhà đã thông qua. 
  • Gói thầu thi công phần thô: Nhà thầu sẽ chỉ chịu trách nhiệm thi công phần thô. Công tác chuẩn bị về vật liệu bạn sẽ phải tự chuẩn bị như đã nói ở trên. Đồng thời phải giám sát, kiểm tra tiến độ thi công và chất lượng của công trình. Ở gói này, bạn phải thực hiện thêm một công việc nữa là khoán nhân công, tức bạn phải chọn lựa được, quản lý tốt và giải quyết những vấn đề phát sinh nếu có.

3. Giai đoạn hoàn thiện

Hoàn thiện nhà xây thô: Những công đoạn cơ bản như lót gạch, sơn - ốp tường, hệ thống điện nước, cửa trong ngoài, cầu thang,.. sẽ được hoàn thiện tại bước này. Sau giai đoạn trên, ngôi nhà đã có hình dáng và sự thẩm mỹ nhất đinh. Đồng thời, bước này có ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ cũng như chất lượng của ngôi nhà.

Hoàn thiện nội thất bên trong để ngôi nhà tiện nghi và sang trọng hơn
Hoàn thiện nội thất bên trong để ngôi nhà tiện nghi và sang trọng hơn

Hoàn thiện nội thất: Bạn nên có bản vẽ về việc bố trí và sắp xếp nội thất tại mỗi căn phòng trong ngôi nhà của bạn. Nếu bạn cần mọi thứ chỉn chu và chuyên nghiệp hơn thì có thể nhờ đến những đơn vị thiết kế nội thất uy tín để ngôi nhà của bạn thêm phần ấn tượng.

Nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng: Nhà thầu lập biên bản nghiệm thu và bàn giao nhà ở cho chủ đầu tư và hoàn công. Sau khi nghiệm thu xong, nhà được đưa vào sử dụng. Quy trình xây dựng nhà đến đây coi như hoàn thành.

Trên đây là toàn bộ quy trình xây nhà nên biết cho mọi gia chủ. Hy vọng với những kiến thức hữu ích sẽ giúp bạn áp dụng được vào thực tế, đem lại cho bạn một ngôi nhà lý tưởng như bạn mong muốn.

Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

quy trình xây nhàQuy trình xây nhà từ móng đến máiquy trình xây nhà cấp 4

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.