Tiến độ đường Hồ Chí Minh giờ ra sao ?

Tuyến đường Trường Sơn - nay là đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần to lớn làm lên thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, đóng vai trò quan trọng đối sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay. Đường Hồ Chí Minh dài 3.183 km, kéo dài từ Pác Pó-Cao Bằng đến Đất Mũi- Cà Mau, đi qua 28 tỉnh, thành phố, khi đưa vào khai thác, sử dụng đã trở thành mạch máu giao thông quan trọng cho đất nước.

1. Giới thiệu đường Hồ Chí Minh

Đường Hồ Chí Minh là một trong bốn con đường giao thông huyết mạch, chạy từ Bắc vào Nam Việt Nam, các tuyến còn lại là quốc lộ 1A, Đường cao tốc Bắc – Nam (Việt Nam) và đường ven biển Việt Nam. Đường Hồ Chí Minh còn một số đoạn đang thi công, dài khoảng 3.183 km chạy qua vùng núi phía Tây, khác với quốc lộ 1A chạy chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông. Tuyến đường này được xây dựng trên cơ sở nâng cấp mở rộng một số tỉnh lộ và quốc lộ cũng như làm mới một số đoạn. Các đoạn dựa trên nền quốc lộ và tỉnh lộ có sẵn được gọi là đoạn/tuyến tránh quốc lộ/tỉnh lộ. Dự kiến, sau năm 2030, đường Hồ Chí Minh sẽ được nâng cấp trở thành cao tốc Bắc Nam Việt Nam nhánh Tây, với quy mô nhỏ hơn nhánh Đông.

Tổng quan đường Hồ Chí Minh
Quang cảnh đường Hồ Chí Minh

2. Danh sách 13 đoạn trùng tỉnh lộ và quốc lộ của đường Hồ Chí Minh

  1. Đường tỉnh 203 (Cao Bằng)
  2. Quốc lộ 2
  3. Quốc lộ 2C
  4. Quốc lộ 3
  5. Quốc lộ 12B
  6. Quốc lộ 21A
  7. Quốc lộ 15
  8. Quốc lộ 14
  9. Quốc lộ 14B
  10. Quốc lộ 14E
  11. Quốc lộ 61
  12. Quốc lộ 63
  13. Quốc lộ 80

3. Danh sách các tuyến chính đường Hồ Chí Minh đi qua

Pác Bó thị xã Sơn Tây Khe Tre thị trấn Hậu Nghĩa
thành phố Cao Bằng Hòa Lạc đèo Đê Bay Thạnh Hóa
thành phố Bắc Kạn Xuân Mai đèo Mũi Trâu Tân Thạnh
Chợ Mới Chợ Bến Túy Loan thị trấn Mỹ An
Chợ Chu Xóm Kho Hòa Khương thành phố Cao Lãnh
đèo Muồng Ngọc Lặc Thạnh Mỹ  cầu Cao Lãnh (sông Tiền)
ngã ba Trung Sơn Lâm La đèo Lò Xo cầu Vàm Cống (sông Hậu)
ngã ba Phú Thịnh Thị xã Thái Hòa Ngọc Hồi Rạch Sỏi
cầu Bình Ca (sông Lô) Tân Kỳ Kon Tum Minh Lương
ngã ba Bình Ca (Km124+500 Quốc lộ 2) Khe Cò thành phố PleiKu Gò Quao
ngã ba Phú Hộ Can Lộc thành phố Buôn Ma Thuột  Vĩnh Thuận
thị xã Phú Thọ phía Đông hồ Kẻ Gỗ thị xã Gia Nghĩa thành phố Cà Mau
 cầu Ngọc Tháp (sông Hồng) Bùng Đồng Xoài cầu Đầm Cùng
Cổ Tiết Cam Lộ Chơn Thành Năm Căn
cầu Trung Hà cầu Tuần Trảng Bàng Đất Mũi

4. Quy mô dự án đường Hồ Chí Minh

Điểm bắt đầu - Kết thúc: 
Ngày 19/05/1959, Bác Hồ quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược để chi viện cho miền Nam và các nước bạn- sau này trở thành con đường Hồ Chí Minh. Điểm xuất phát Km 0 (Km số 0)tại thị trấn Lạt (hay còn gọi là Thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) được đánh dấu bằng cột mốc số 0. Ngày 27/04/1990, Km 0 (Km số 0) được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Điểm cuối là Đất Mũi (Cà Mau)

Kinh phí
Năm 2004, dự trù kinh phí cho dự án là 33 nghìn tỷ VND theo thời giá lúc đó, tức là dự kiến đầu tư bình quân 12 tỷ đồng/km đường. Vì dự án đang thực hiện nên kinh phí được dự trù theo từng đoạn.

5. Qui trình xây dựng đường Hồ Chí Minh như thế nào

Giai đoạn 1
Thi công phần dài hơn 2000 km từ Hòa Lạc (Hà Nội) tới Bình Phước. Ngày 5 tháng 4 năm 2000, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng giai đoạn 1 và đến năm 2006 đã tiến hành nghiệm thu cơ sở được 1.234,5 km đường, 261 cầu, 2 hầm và 2 nhà hạt. Vào những tháng đầu năm 2007, các đơn vị thi công đang gấp rút thi công các đoạn Hòa Lạc - Xuân Mai thuộc Hà Nội (dài 13 km),
Hà Nội-Hòa Bình và đoạn qua Vườn Quốc gia Cúc Phương phần thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa (dài 93 km đường, 2 cầu lớn, 22 cầu trung và 6 cầu cạn), đoạn Ngọc Hồi - Tân Cảnh thuộc tỉnh Kon Tum (dài 22 km) và đường ngang nối cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh (dài 54 km). Theo nhận định của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, đến cuối tháng 6-2007, toàn bộ tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 sẽ được hoàn tất và tiến hành nghiệm thu cấp Nhà nước. Đến 30 tháng 4 năm 2008, Đường Hồ Chí Minh trên phần giai đoạn 1 đã thông tuyến.

Giai đoạn 2
Thi công phần từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Hòa Lạc và phần Tuyến đường N2.

Giai đoạn 3
Sau năm 2020, hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.

6. Vì sao đường Hồ Chí Minh quan trọng

Là tuyến đường chiến lược của đất nước gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và làm lên thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước
Giảm tải giao thông cho các phương tiện lưu thông, giúp cho sự phát triển kinh tế, giao thương hàng hoá từ vùng cao xuống được với đồng bằng
Là tuyến đường huyết mạch phát triển được kinh tế xã hội, giúp phát triển đô thị tại vùng Tây nguyên, thúc đẩy nền kinh tế của các tỉnh Đắc Lắk, Kon Tum, Gia Lai
 

Bản đồ đường Hồ Chí Minh

 

7. Tiến độ xây dựng đường Hồ Chí Minh

Mục tiêu hoàn thành nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với quy mô tối thiểu hai làn xe, chiều dài khoảng 2.744km vào năm 2020. Đến nay, dự án đã hoàn thành 2.218km, đang triển khai đầu tư 237km, còn lại khoảng 289km chưa bố trí được vốn để triển khai thực hiện.

Khu vực phía Bắc:
Đường Hồ Chí Minh đoạn từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Chợ Bến (Hòa Bình) dài khoảng 273km đã hoàn thành 113km, còn lại 160km chưa triển khai do thiếu vốn gồm: Đoạn Chợ Chu (Thái Nguyên) - ngã ba Trung Sơn (Tuyên Quang) dài 30km, đoạn Đoan Hùng (Phú Thọ) - Chợ Bến (Hòa Bình) dài 130km. Để nối thông, cần bố trí vốn để triển khai 2 dự án thành phần với tổng mức đầu tư khoảng 18.016 tỷ đồng.

Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum)
Dài 1.525km, đến nay đã hoàn thành đầu tư 1.350km, đang triển khai xây dựng 175km gồm: Dự án La Sơn - Túy Loan (77km) và Cam Lộ - La Sơn (98km). Trong đó, dự án La Sơn - Túy Loan sẽ hoàn thành 66km đoạn La Sơn - Hòa Liên vào cuối năm 2019; đoạn Hòa Liên - Túy Loan dài 11km dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020. Còn lại, dự án Cam Lộ - La Sơn đã khởi công một số gói thầu vào tháng 9/2019, đến hết năm 2019 sẽ hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp, dự kiến hoàn thành trong năm 2021.

Khu vực Tây Nguyên:
Từ Tân Cảnh (Kon Tum) đến Chơn Thành (Bình Phước) dài khoảng 553km đến nay đã hoàn thành đầu tư xây dựng toàn bộ với quy mô hai làn xe.

Chơn Thành đến Đất Mũi
Chiều dài khoảng 382km, đến nay, đã hoàn thành 192km, đang thi công 61km và chưa triển khai 129km do thiếu vốn gồm: Chơn Thành - Đức Hòa (74km, tổng mức đầu tư 6.566 tỷ đồng) và phần còn lại của dự án Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận (55km, tổng mức đầu tư 3.865 tỷ đồng).

Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa
Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa


 

Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.