Quy trình thi công mái tôn đúng cách

Mái tôn với tính tiện dụng cao, đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã, cùng giá thành hợp lý. Chính vì vậy trên thị trường xây dựng hiện tại, mái tôn đang được nhiều gia chủ sử dụng, mang lại công năng và tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà. Dưới đây là 5 bước trong quy trình thi công mái tôn tôn đúng kỹ thuật để mang tối ưu công năng cho công trình của bạn.

Quy trình lắp đặt mái tôn đúng cách
Quy trình lắp đặt mái tôn đúng cách

1. Quy trình lắp đặt mái tôn đúng cách

Chọn loại mái tôn phù hợp với căn phòng của bạn

Mái tôn được sử dụng cho nhiều công trình nhà ở, nhà xưởng. Tuy vậy, mái tôn với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại, bạn nên có sự lựa chọn phù hợp, giữa 3 loại tôn dưới đây:

+ Tôn 1 lớp: Là loại tôn mỏng và dùng phổ biến ở những công trình nhỏ, hoặc dùng để làm công trình phụ như mái hiên, lợp lán. Theo đó, giá thành của loại tôn này khá thấp, song chất lượng lại không cao, nhanh xuống cấp.

+ Tôn 3 lớp: Với kết cấu 3 lớp, 1 lớp cách nhiệt, 1 lớp giấy bạc và 1 lớp giống tôn 1 lớp, phù hợp với những nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu khắc nghiệt. 

+ Tôn Panel: Được gọi là tôn 2 mặt tôn, giúp cho căn nhà luôn mát mẻ và thoáng khí. Giá thành của loại tôn này cao hơn so với 2 sản phẩm khác song hiệu quả lại vượt trội hơn rất nhiều. Vừa phù hợp với những nhà xưởng, xí nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cực cao.

Với 3 loại tôn phổ biến trên đây, một số vật liệu cách nhiệt để sử dụng cùng như tấm cách nhiệt túi khí, bông thuỷ tinh,...

Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật và đo lường

Đảm bảo cho các vật liệu thi công của bạn đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Ví dụ như khung kèo, xà gỗ của nhà phải khô ráo, độ ẩm không vượt mức 12%. Hoặc đối với những thanh xà gỗ bằng sắt, gia chủ nên sử dụng những sơn chống gỉ và kiểm tra độ cong vênh, giúp cho đinh vít sẽ không bị lệch ra trong quá trình căng dây lấy dấu trong quá trình thi công.

Mái tôn có bề mặt lớn, song trọng lượng nhẹ. Vì vậy, phương thức phổ biến là nâng mái tôn theo đúng hướng rồi đặt lên toàn thể căn nhà. Đây là lý do mà bạn nên đo đạc chính xác kích thước mái tôn để chuẩn bị vật liệu xây dựng.

Quá trình kiểm tra này bắt đầu từ việc bạn xác định độ dốc từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất, thường thì những mái tôn có độ dốc lớn (>15%) với khả năng thoát nước tốt song lại khá tốn vật liệu xây dựng. Tiếp tục dùng yếu tố độ dốc để xác định diện tích cũng như độ bao phủ của mái nhà.

Chuẩn bị vật tư và nơi thi công

Sau khi đã đo đạc và tính diện tích mái tôn cần thiết, tính số tấm lợp và vật dụng đính kèm để mua chính xác,tránh trường hợp mua nhiều bị chênh số lượng gây lãng phí hoặc mua quá ít làm gián đoạn công trình thi công. Đồng thời, để việc thi công được nhanh chóng và dễ dàng thì bạn nên tập kết vật liệu một nơi để quá trình và thao tác thi công được dễ dàng.

Tháo bỏ mái nhà cũ (nếu có) và sữa chữa phần hư hại

Các thao tác tháo mái nhà cũ như sau, bạn nên bắt đầu tư điểm cao và xa nhất, sau đó tháo tất cả những tấm lợp cũ, lỗ thông hơi, tấm bảo vệ. Đây là những chỗ cần gia cô bằng kim loại để gia tăng sự chắc chắn cho mái tôn. Ngoài ra, với những vị trí như máng nước và trần nhà thì nên dọn dẹp lại. Tiếp đến, sau khi khung mái đã hiện ra thì bạn bắt tay để lợp mái ngói mới.

Thực hiện đúng quy trình để mang lại hiệu quả cao
Thực hiện đúng quy trình để mang lại hiệu quả cao

Thi công mái tôn

+ Lắp đặt tấm lợp: Bạn nên bắt đầu từ đỉnh mái đén mép mái, tiếp đến sử dụng đinh vít với vòng đệm cao su tổng hợp để gia cố những tấm lợp thêm chắc chắn. Lưu ý, tấm lợp đầu tiên nên nhô ra so với mép mái ít nhất là 2cm, khoảng cách các tấm lợp tiếp theo gối lên nhau ít nhất là 2,5cm cho đến khi toàn bộ mái nhà được bao phủ.

Nếu vẫn còn lỗ hổng ở trên mái tôn, sử dụng thêm vật liệu như là hạt 100% silicone hoặc keo silicone trước khi xếp các tấm lợp xuống, sẽ giúp các vật liệu gắn với nhau hiệu quả hơn. 

+ Lắp đặt máng nước và tấm úp nóc theo kỹ thuật để đảm bảo nước không thấm vào trong nhà gây ra ẩm mốc cho không gian.

+ Lắp đặt diềm mái: Đây là dải kim loại được sử dụng bao quanh toàn bộ chu vi của mái nhà, bạn có thể dùng đinh đóng mái để cố định chúng. Lưu ý rằng diềm mái phải được đặt lên các cạnh của máng nước

+ Hoàn thành quá trình lắp đặt mái tôn: Khi thi công xong, nên nhớ kiểm tra lại công trình để chắc chắn không có sai sót gì trong quá trình thi công.

2. Lưu ý khi thi công mái tôn

+ Chọn đinh vít: Bạn nên chọn vít bắn tôn tương đương với tuổi thọ của mái tôn, tránh hiện tượng đinh vít bị ăn mòn gây rỉ sét mái tôn. Bạn nên chọn vít cong giăng coa sự, hoặc làm kín nước sau khi lắp mái

+ Xử lý mạt sắt để tránh rỉ sét mái tôn: Bạn nên dọn sạch mạt sắt để tráh gây rỉ sét mái tôn. Mạt sắt phải được dọn sạch sau mỗi ngày thi công, đồng thời bạn nên có thao tác dọn dẹp các đinh vít sót lại trên mái nhà.

+ Bão dưỡng mái tôn sau khi lắp đặt: Để gia tăng tuổi thọ và bảo vệ mái tôn trong qúa trình sử dụng, tránh những tác nhân ăn mòn, bạn có có những thao tác như xịt nước để cọ rửa, không chùi bằng đồ nhôm, chỉ nên sử dụng mút hoặc vải mềm để lau các vết bẩn.

Trên đây là những thông tin và quy trình lắp đặt mái tôn đúng chuẩn khoa học. Mong rằng sẽ giúp ích đối với các gia chủ đang thực hiện công trình này.

Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

mái tônGiá mái tôn thườngChi phí lợp mái tôn

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.