Phối màu chuẩn với 6 nguyên tắc bất di bất dịch

Đối với dân thiết kế, phối màu là yếu tố quan trọng hàng đầu để vừa đảm bảo sư tinh tế cho sản phẩm, vừa không gây nên rối rắm và nhức mắt. Cùng học hỏi từ chuyên gia cách phối màu chuẩn với 6 nguyên tắc bất di bất dịch dưới đây.

Nắm vững 6 nguyên tắc phối màu để có được sự hài hòa trong thiết kế
Nắm vững 6 nguyên tắc phối màu để có được sự hài hòa trong thiết kế

Màu sắc ngoài việc tạo sự đa dạng cho muôn vật muôn cảnh, nó còn gắn liền và tác động trực tiếp đến cảm xúc con người. Vì vậy, để có thể tạo ra những tác phẩm thiết kế đánh mạnh vào thị giác, cảm xúc và tinh thần của mỗi người, người thiết kế phải thực sựu thấu hiểu sâu về ý nghĩa và cách phối màu sắc để mang lại những sản phẩm thành công. Tìm hiểu 6 nguyên tắc phổ biến trong thiết kế dưới đây.

1. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Đối với những thiết kế mang phong cách tối giản thường sử dụng khá nhiều cách phối màu đơn sắc. Với cách này, bạn thường sẽ chỉ sử dụng một màu chủ đạo hoặc sự thay đổi các sắc độ khác nhau trong một màu để chúng hòa quyện lại với nhau.

Bảng phối màu đơn sắc
Bảng phối màu đơn sắc

Ưu điểm của cách phối màu này sẽ dễ dàng đối với những người mới thiết kế, song nên chú ý tới vì nếu quá đơn giản sẽ dẫn đến đơn điệu, bạn nên biết cách tạo điểm nhấn trong tác phẩm của mình để gây nên điểm thu hút riêng. Chúng ta sẽ thường thấy cách phối màu này được sử dụng làm cho các typeface trở nên sắc nét hơn, giúp cho người nhìn bị thu hút hơn vào nội dung mà không bị xao lãng bởi những yếu tố khác.

2. Phối màu tương đồng (Analogous)

Thường là sự pha trộn giữa ba màu sắc, tạo nên những điểm thu hút và nét nhã nhặn riêng. Việc phối màu tương đồng sẽ giúp cho các sản phẩm đa dạng về màu sắc hơn so với cách trên, khách hàng cũng từ đó có thể nhận diện được nhiều các nội dung khác nhau trên sản phẩm hơn. Nguyên tắc khi phối màu theo cách này thì bạn nên sử dụng vòng trong màu, để cách phối màu không quá phức tạp, ngược lại vẫn rất dịu mắt và thẩm mỹ.

Bảng phối màu tương đồng
Bảng phối màu tương đồng

Cách phối màu này thường người thiết kế sẽ chọn ra một màu chủ đạo, là màu được sử dụng nhiều nhất và có sự hòa quyện tốt với những màu còn lại. Màu thứ 2 với nhiệm vụ phân tách nội dung phần chính và phần phụ của sản phẩm. Màu thứ 3 sẽ dụng cho những chi tiết trang trí của sản phẩm.

3. Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

Đê tạo nên những mảng màu đầy sôi động và ấn tượng, người thiết kế thường sử dụng những cặp màu đối xứng, cách này sẽ giúp việc tạo hình cho sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Điểm mạnh của cách phối màu bổ túc trực tiếp phù hợp với những sản phẩm có cái tính và điểm thu hút mạnh, hạn chế sử dụng cách này với những sản phẩm mang phong cách thư giãn và nhẹ nhàng. Đồng thời, bạn cũng nên tránh những màu có sắc độ nhạt sẽ làm mất đi tính tương phản cao của các cặp màu với nhau, vốn là điểm nổi bật của cách phối màu này.

Bảng phối màu bổ túc trực tiếp
Bảng phối màu bổ túc trực tiếp

4. Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

Cách thức phối màu này được hình thành với ba màu nằm ở ba góc khác nhau của vòng tròn, tạo nên một hình tam giác đều. Đây được xem là cách phối màu an toàn nhất khi kết hợp và bổ sung để tạo nên sự cân bằng cho sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của cách phối màu này là thingh thoảng sẽ gây sự đơn điệu, nhàm chán và thiếu sáng cho sản phẩm, đồng thời cũng rất khó để tạo điểm nhấn cho sản phẩm. 

Tuy vậy, cách phối màu bổ túc bộ ba lại nhận được nhiều phản hồi tốt từ người nhìn nhờ vào sự hài hòa và dễ sử dụng của nó.

Bảng phối màu bổ tục bộ ba
Bảng phối màu bổ tục bộ ba

5. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

Với cách phối màu tạo bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên một vòng tròn, tạo nên một hình tam giác cân, sẽ gây ấn tượng mạnh đến người dùng ngay lúc đầu. Để đa dạng hơn, đôi lúc bạn có thể sử dụng thêm màu thứ tư và phải đảm bảo sự đối xứng với 2 màu đáy tam giác cân. 

Bảng phối màu bộ túc xen kẽ
Bảng phối màu bộ túc xen kẽ

Cách phối màu này được nhiều nhà thiết kế sử dụng nhờ vào sự linh hoạt, và tạo ra sự mới lạ cho sản phẩm. Nhiều người sử dụng màu đen và trắng làm màu chủ đạo, kết hợp thêm những màu phá cách khác như vàng, đỏ, lam, để thêm sự đa dạng và độc đáo cho sản phẩm.

6. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)

Được xem là cách thức phối màu khó nhằn nhất, yêu cầu người thiết kế phải bỏ thời gian và công sức ra để nghiên cứu và phối hợp, nhằm tạo ra những đường nét tinh xảo, mang lại sự mới mẻ, hiện đại, cũng như phù hợp xu hướng của từng thời kì.

Cách thức phối màu này được hình thành từ hai cặp màu bổ túc trực tiếp và sự đối nghịch lẫn nhau. Thoạt nhìn qua thì có thể rất khó phối hợp, nhưng nếu đầu tư thời gian nghiêm túc thì bạn sẽ có một tác phẩm với màu sắc tuyệt đẹp, vừa cần bằng, vừa tinh tế, vừa tạo được nét riêng cho sản phẩm của mình.

Bảng phối màu bộ bốn
Bảng phối màu bộ bốn

Trên đây là 6 nguyên tắc phối màu sắc cơ bản dành cho người thiết kế. Nắm vững 6 nguyên tắc trên đây, sẽ là sự thành công đầu tiên trong sự nghiệp thiết kế chuyên nghiệp của bạn.

Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

cách phối màuCách phối màu vẽCách kết hợp màu sắc

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.