Mua nhà đất đồng sở hữu: Ưu điểm và nhược điểm

Sổ hồng đồng sở hữu không phải là tên gọi quá xa lạ nhưng những ai có ý định giao dịch mua bán với loại giấy tờ này vẫn cần hiểu rõ những điểm lưu ý nhất định. Qua bài viết này, Tiền Land chia sẻ ưu điểm và nhược điểm mua nhà đất đồng sở hữu, một số lưu ý khi mua nhà đất đồng sở hữu.

Sổ hồng đồng sở hữu?

Còn sổ hồng đồng sở hữu lại là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung, trong đó có bằng hoặc nhiều hơn 2 chủ sở hữu mà không có quan hệ vợ chồng hay con cái của chủ sở hữu. Sổ hồng đồng sở hữu còn có tên gọi khác là sổ riêng chung thửa, sổ hồng chung.

 

Sổ hồng đồng sở hữu là gì?
Sổ hồng đồng sở hữu là gì?

Ưu điểm khi mua nhà đất đồng sở hữu

Thuận lợi cho những người có thu nhập trung bình - thấp. Thông thường giá nhà đất đồng sở hữu thường thấp hơn so với giá thị trường bởi sự phức tạp trong vấn đề pháp lý, sở hữu cũng như sự e ngại của người mua.

  • Dễ dàng cho việc gộp đất để xin tách thửa.
  • Giúp những ai mua đất giấy tay tránh gặp phải rủi ro bị chủ đứng tên trên sổ lật kèo, bị cưỡng chế thi hành án

Nhược điểm khi mua nhà đất đồng sở hữu

Điểm trừ lớn nhất mà việc đồng sở hữu nhà đất chính là giấy tờ pháp lý phức tạp và tốn nhiều thời gian khi cần làm thủ tục cho những giao dịch mua bán, xin giấy phép xây dựng, tranh chấp và chuyển nhượng. Khi tiến hành những vấn đề liên quan tới nhà đất phải có sự chấp thuận của các bên sở hữu và chỉ cần một bên từ chối thì sự việc sẽ bị bế tắc.

Trong tương lại, bạn sẽ khó kiếm được người mua vì sự e ngại của khách hàng trong vấn đề pháp lý nhà đất, cho dù giá rẻ hơn so với thị trường rất nhiều.

Một điều quan trọng, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam không cho vay theo sổ hồng đồng sở hữu vì nó có liên quan tới các vấn đề pháp lý của sổ hồng.

Những lưu ý nếu có ý định mua nhà đất đồng sở hữu

Để tránh những thiệt hại cho bản thân khi bạn tiến hành giao dịch nhà đất đồng sở hữu, hãy chú ý đến một số vấn đề như:

  1. Kiểm tra, xác minh thông tin về tổng số người có tham gia vào việc đồng sở hữu.
  2. Kiểm tra giấy tờ đúng tên ai? Lịch sử chuyển nhượng và tình trạng hiện tại của giấy tờ cũng như người sở hữu giấy tờ.
  3. Kiểm tra hiện trạng nhà đất bao gồm: diện tích thực tế so với diện tích trên giấy tờ, các loại thuế đã nộp, mật độ xây dựng,....
  4. Kiểm tra xem đất có nằm trong quy hoạch của Nhà nước hay không.
  5. Kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp với mục đích của mình.

Để an toàn hơn cho mọi giao dịch, bạn nên cùng với bên bán nên tiến hành công chứng, mua bán, làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật tại các cơ quan công chứng của Nhà nước.

Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.