7 kinh nghiệm khi xây nhà cần biết

Xây ngôi nhà của mình là việc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy nên cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng về chi phí, nguyên vật liệu  trước khi quyết định xây nhà. Xây được một ngôi nhà ưng ý thực sự khó với những người chưa có kinh nghiệm. Chính vì vậy, dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm để các gia đình có ý định xây nhà nắm và hiểu rõ được việc xây dựng tổ ấm.

 

I. 7 kinh nghiệm cần biết khi xây nhà

  1. Thiết kế
  2. Xem ngày giờ
  3. Chọn thợ
  4. Lựa chọn người giám sát thi công
  5. Khảo sát giá cả vật liệu
  6. Chuẩn bị giấy tờ, xin giấy phép
  7. Trao đổi với các bên liên quan

II. Hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm xây nhà

1. Kiến trúc, kết cấu, nội thất

 Nên bàn bạc với người thiết kế để nếu muốn thay đổi, họ sẽ đưa ra đề xuất tốt nhất thoả mãn yêu cầu của mình (Bởi người thiết kế biết được những vấn đề phát sinh về mặt kỹ thuật, phải có người tư vấn cho mình là tốt nhất). Khi thiết kế cũng nên nhờ họ tư vấn luôn cho mảng hoàn thiện như: Chọn gạch màu gì, cửa loại gì, sơn màu gì, các loại đá trang trí, các loại cửa gỗ, nhựa kính. Đôi khi chỉ cần biết cách phối màu tường, thêm một vài gờ chỉ lõm, tạo một vài khối phá cách, tạo một điểm nhấn cũng có thể tạo ra một ngôi nhà rất đẹp và mỹ thuật.

2. Xem ngày giờ, phong thủy

Nhiều người không quan trọng việc xem phong thủy, nhưng với việc lớn như xây nhà thì nên làm. Bởi nhà là nơi gia chủ chọn để ở lâu dài, là nơi nghỉ ngơi, làm ăn kinh doanh nên rất cần việc xem phong thủy để trang trí, xây dựng cho hợp đất, hợp tuổi và để gia chủ có thể phồn vinh thịnh vượng. Có những ngày quan trọng cần xem như: ngày phá dỡ nhà, động thổ, cất nóc và nhập trạch. 

3. Chọn thợ

Thông thường có 2 hình thức thuê thợ:
a. Tính công: Thường chỉ dùng nếu như thợ nhà, đảm bảo trách nhiệm. Bởi nếu thuê theo công thì càng kéo dài thợ càng được lợi, làm  nhàn hơn mà tiền công nhận được vẫn vậy
b. Khoán: Thông thường tiền công khoán tính theo m2 sàn. Cứ tính xem bao nhiêu m2 bê tông sàn từ tầng dưới lên rồi nhân theo đơn giá.
Có hai hình thức khoán: khoán toàn bộ và chỉ khoán công. 
Khoán toàn bộ: Nếu mình không có người giám sát hàng ngày thì có thể khoán toàn bộ, nghĩa là họ lo cả vật liệu cho mình luôn, chủ nhà không cần bận tâm nhiều vì có nhà thầu lo từ A đến Z. Nếu xây thô thì thường đơn giá khoản 3-4 triệu/ m2. Nếu tính cả hoàn thiện thì khoảng 5-7 triệu /m2. 
Khoán công:
Khoán công: Công xây thô vào khoảng 800k-1M / m2. Nhược điểm là, chủ nhà phải là người rất am hiểu thi công mới có thể chỉ đảo và giám sát thi công. Sẽ có khó khăn trong quản lí chi phí, vật tư thừa, dễ phát sinh. Quản lí không tốt sẽ chậm tiến độ, mất rất nhiều thời gian và công sức cho chủ nhà.

4. Lựa chọn người giám sát thi công

Cái này cũng khá quan trọng. Nên tìm người giám sát hiểu biết và nắm chắc về những thông tin mà người này đã từng giám sát qua. Bảo đảm chất lượng công trình tốt và có tính cách trung thực, làm việc uy tín. Nếu bạn không tin tưởng người ngoài, bạn có thể tìm một người có quan hệ thân thuộc và biết về xây dựng hoặc tự mình giám sát thi công sẽ tiết kiệm được chi phí. 

5. Khảo sát giá cả vật liệu

Kể cả bạn thuê chọn gói hay thuê công và mua vật liệu thì bạn cũng nên chọn nơi cung cấp vật liệu, giá cả. Cần chọn loại cát mịn, không lẫn tạp chất như bùn, xỉ để không mất thời gian sàng lọc cát khi đưa vào sử dụng. Về sắt thì nên lựa chọn kỹ (cái này liên quan đến thiết kế kết cấu nữa). Trong số vật liệu thô thì sắt là đắt nhất, thế nên bạn cũng nên tìm hiểu trước khi chọn nơi mua, đám phán đầy đủ về giá cả (kể cả vận chuyển).

6. Chuẩn bị giấy tờ, xin giấy phép

Về lý thuyết thì bạn cần lên xin phép ở quận. Tuy nhiên nếu nhà ở trong ngõ, ngách nhỏ thì bạn có thể liên phường để xin phép (ko chính thức). Nếu bạn có đầy đủ sổ đỏ, giấy tờ và lúc xây ko muốn lấn ra một chút không gian nào thì cứ lên quận để xin.

7. Trao đổi với các bên liên quan

Trước khi xây nhà bạn cũng nên sang nói chuyện với hàng xóm xung quanh.
Thứ nhất là thông báo bạn xây nhà nên có thể có vấn đề vật liệu bẩn, thợ đến làm ảnh hưởng đến sinh hoạt xung quanh, tiếng ồn,...
Thứ hai là nói rõ việc bạn xây thế  nào có ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh hay không, tránh việc đang xây thì xảy ra tranh chấp, tranh cãi. Trong trường hợp xây nhà có thể ảnh hưởng đến nhà bên cạnh thì phải chuẩn bị phương án đề phòng chống (sụt nún, nứt...).

Hy vọng 7 kinh nghiệm xây nhà trên đây sẽ giúp cho các gia đình có ý định xây nhà sẽ hình dung rõ hơn về các vấn đề thường gặp phải. Nhờ vào đó, sẽ rút được kinh nghiệm xây nhà cho bản thân và hoạch định được tài chính kinh tế.  

 

Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.